WELCOME TO VISANHAT.VN

8 công ty du lịch bị Nhật đình chỉ tư cách đại diện xin visa

July 27, 2019BY Advsnhat

Tháng 6/2019 Đại sứ quán Nhật đã có một đợt rà soát kiểm tra và chất lượng làm việc và hiệu suất của các công ty du lịch được ủy quyền xin cấp visa đi du lịch Nhật. Qua đợt kiểm tra, Nhật phát triển được nhiều lỗ hổng trong công tác làm việc của các công ty. Đến ngày 1/7/2019 vừa qua, Đại sứ quán Nhật Bản đã thông báo về việc hủy bỏ, đình chỉ tư cách xin cấp visa du lịch của 8 công ty du lịch trong nước.

Những công ty thuộc diện bị tước bỏ tư cách đại diện để xin cấp visa cho khách hàng đi du lịch Nhật Bản là :

1.     Công ty cổ phần Đầu tư và thương mại du lịch Việt (VIETTOURIN., JSC)

2.     Công ty cổ phần du lịch quốc tế GOLDEN TEAM VIỆT NAM

3.     Công ty cổ phần lữ hành Nam Cường (NAM CUONG TOURISM CO., LTD)

4.     Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Tân Hoàng Gia

5.     Công ty TNHH quốc tế Hoàng Cầu

6.     Công ty cổ phần đầu tư phát triển du lịch Thắng Lợi

7.     Công ty cổ phần dịch vụ giải trí Hà Nội

8.     Công ty cổ phần du lịch và tiếp thị giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel) – chi nhánh Hà Nội

Riêng Công ty cổ phần du lịch và tiếp thị giao thông vận tải Việt Nam chi nhánh Hà Nội sẽ bị đình chỉ tư cách 6 tháng, từ 1/7/2019 đến 31/12/2019.

Theo thông báo trên website, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam chỉ chấp nhận cho một số công ty du lịch đạt tiêu chuẩn nhất định, đã đăng ký từ trước và có trong danh sách của Đại sứ quán được phép đại diện xin cấp visa đoàn cho khách tham gia tour công ty đó tổ chức.

Đại sứ quán không trực tiếp cung cấp lí do đình chỉ tư cách đại diện xin visa, tuy nhiên những công ty nêu trên vì có vi phạm nghiêm trọng quy ước đã cam kết với Đại sứ quán Nhật Bản nên bị hủy bỏ hoặc đình chỉ tạm thời tư cách xin visa. Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Nhật Bản rất nghiêm khắc với trường hợp các công ty lữ hành có sơ suất, để khách trốn lại Nhật Bản cư trú bất hợp pháp bằng việc sử dụng visa đoàn. Khi khách du lịch theo diện visa đoàn phải tuân thủ hành trình du lịch và về cùng đoàn theo đúng thời gian khai báo xuất cảnh, nhập cảnh.

Thực tế khi khách hàng có ý định sử dụng visa du lịch để trốn lại định cư, tìm việc làm, thăm thân… thường sẽ chuẩn bị rất tinh vi về hồ sơ bao gồm giấy tờ chứng mình công việc, thu nhập thậm chí khách đã đi nhiều tour yêu cầu xin visa khắt khe để tạo sự tin tưởng. Vì vậy mà việc các công ty không thể kiểm soát tất cả cũng là một lẽ rất thường tình, tuy nhiên nó lại được quy xét về trình độ, tác phong làm việc thiếu chuyên nghiệp của các công ty lữ hành.

Các công ty được Đại sứ quán ủy thác xin visa thực tế chỉ bằng kinh nghiệm để rà soát, thu hồ sơ và nộp hộ khách hàng nên rủi ro khách lợi dụng visa du lịch để trốn lại luôn có, nhất là các thị trương sôi động về xuất khẩu lao động như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Ngoài ra, các công ty du lịch lớn thường xuyên tổ chức tour du lịch khen thưởng cho các tổ chức doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đặt tour để tri ân đại lý, nhà phân phối, bạn hàng. Không thể phủ nhận có nhiều trường hợp những khách này không đi tour mà sang nhượng hoặc bán cho người khác khiến việc rà soát và lọc hồ sơ khách càng khó khăn, phức tạp hơn.

Lệnh cấm từ Đại sứ quán đối với 8 công ty này ảnh hưởng khá lớn đến thị trường du lịch đưa du khách đến Nhật Bản. Khách sẽ có sự e dè về việc cân nhắc có nên đi Nhật Bản thời điểm này hay không. Đồng thời khi Đại sứ quán thắt chặt chính sách, những người có nhu cầu về du lịch, thăm thân, hay xuất khẩu lao động sẽ đổ đến những công ty du lịch lớn để làm Visa hoặc đặt tour du lịch trọn gói.

Tuy rằng có sự thắt chặt và rà soát kỹ càng hơn nhưng việc các công ty lữ hành đại diện xin visa có quản lý được những vị khách du lịch có ý định trốn để định cư bất hợp pháp không là một dấu chấm hỏi lớn dành cho các công ty đại diện.